KHÁM PHÁ QUY TRÌNH VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CẢI TẠO NHÀ

Khi ngôi nhà của bạn có tình trạng cũ kỹ, xuống cấp hay lỗi thời, không đảm bảo công năng và thiếu an toàn thì việc cải tạo nhà cũ, sửa chữa tân trang tổ ấm là điều cần thiết. Hãy cùng TIM HOME tìm hiểu một số quy trình và kinh nghiệm cải tạo ngôi nhà dành cho bạn.

1. Khi Nào Nên Cải Tạo Nhà Cũ?

 Khi Nào Nên Cải Tạo Nhà Cũ?

Không phải căn nhà nào cũng phù hợp để cải tạo. Nếu căn nhà chỉ xuống cấp nhẹ, chủ nhà có thể lựa chọn phương án cải tạo, nhưng nếu căn nhà đã quá cũ, không đáp ứng điều kiện sống thì gia chủ nên chọn phương án xây mới. 

Dưới đây là một số dấu hiệu giúp chủ nhà xác định căn nhà nên cải tạo hay xây mới:

  • Nhà cũ đã bị xuống cấp như lớp có sơn nhạt màu, bong tróc,... nhưng kết cấu khung nhà vẫn còn chắc chắn.
  • Nhà cũ có phong cách thiết kế đã lỗi thời, không còn phù hợp với sở thích của chủ nhà.
  • Diện tích của căn nhà cũ không đủ để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của các thành viên trong gia đình và chủ nhà muốn mở rộng bằng cách cơ nới hoặc nâng tầng.
  • Nhà cũ bị thiếu sáng, chật chội và chủ nhà muốn thay đổi không không gian sống trở nên rộng rãi và thoáng mát hơn bằng cách bố trí lại công năng, vị trí các phòng,..

2. Quy Trình 10 Bước Cải Tạo Nhà 

Quy Trình 10 Bước Cải Tạo Nhà 

Nếu căn nhà đủ điều kiện để cải tạo, chủ nhà sẽ cần nắm rõ quy trình cải tạo nhà cũ để có sự chuẩn bị tốt nhất cũng như giúp quá trình diễn ra suôn sẻ. Quy trình cải tạo sửa chữa nhà cũ có 10 bước, cụ thể:

  • Bước 1: Xác định rõ mục đích và ngân sách cải tạo nhà cũ

Chủ nhà cần nắm rõ mục đích cải tạo nhà, chẳng hạn như mở rộng diện tích, phục vụ kinh doanh, thay đổi phong cách,... Từ đó, chủ nhà có thể dễ dàng tham khảo, dự trù một số hạng mục cần cải tạo và xác định được ngân sách cần chi.

  • Bước 2: Lựa chọn nhà thầu thi công

Nhà thầu thi công là đơn vị chịu trách nhiệm về việc xây dựng, lắp đặt, hoàn thiện và bàn giao công trình theo yêu cầu của chủ nhà. Họ có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng, tiến độ và chi phí của dự án.

  • Bước 3: Khảo sát hiện trạng nhà cũ

Sau đó, chủ nhà và nhà thầu thi công sẽ có buổi hẹn để khảo sát hiện trạng nhà cũ. Một số hạng mục quan trọng khi khảo sát hiện trạng nhà cũ như:

+ Kết cấu chịu lực của các hệ thống móng, dầm, cột,...

+ Tình trạng ẩm mốc của các mảng tường/trần nội và ngoại thất hay sân thượng, nhà vệ sinh,...

+ Hệ thống đường điện - nước và hệ thống cửa ra vào, cửa sổ

+ Các vấn đề về thoát hơi, rò rỉ nước nước từ mái nhà,... tại vị trí giáp ranh với nhà hàng xóm,...

  • Bước 4: Lựa chọn phong cách thiết kế và hoàn thiện bản vẽ thiết kế

Chủ nhà nên chia sẻ rõ yêu cầu cải tạo nhà (thay đổi diện mạo, tăng diện tích sử dụng,...) và những phong cách thiết kế mong muốn cho nhà thầu. Từ đó, dựa trên nhu cầu, phong cách và hiện trạng căn nhà, nhà thầu sẽ tổng hợp và đưa ra cho  chủ nhà bản vẽ thiết kế tối ưu nhất.

  • Bước 5: Chuẩn bị hồ sơ, giấy phép xin cải tạo nhà ở

Chủ nhà cần tiến hành nộp đơn xin giấy cấp phép cải tạo nhà kèm hồ sơ thiết kế cải tạo nhà, bản vẽ hiện trạng & ảnh hiện trạng. Ngược lại, nếu chủ nhà chỉ sửa chữa nhà cũ ở các hạng mục như sửa đường ống nước, khắc phục thấm dột trần,... thì không cần xin giấy phép cải tạo nhà.

  • Bước 6: Đóng gói và vận chuyển đồ đạc

Tiếp đó, khoảng 1 tuần trước khi chuyển đến nơi ở tạm thời, chủ nhà cần đóng gói và vận chuyển đồ đạc. Đối với các món đồ cá nhân, có giá trị, chủ nhà nên tự đóng gói. Đối với các thiết bị điện tử và nội thất lớn hơn, chủ nhà nên nhờ đơn vị chuyên vận chuyển.

  • Bước 7: Tháo dỡ các hạng mục đã xuống cấp

Sau khi làm trống mặt bằng, một số hạng mục sẽ được tháo dỡ trước cải tạo như: dỡ bỏ lớp trát tường cũ, tháo sàn gạch, tháo dỡ mái nhà hoặc thay thế trần nhà,…

  • Bước 8: Chuẩn bị vật tư và nguồn điện nước phục vụ quá trình thi công

Chủ nhà nên kiểm tra tất cả các vật tư đầu vào và đảm bảo chúng cần phải đúng so với bản thiết kế. Cụ thể các vật liệu phải có nguồn gốc, chủng loại, mã sản phẩm, màu sắc, số lượng,... đúng so với bản thiết kế, hợp đồng. 

  • Bước 9: Tiến hành cải tạo nhà

Sau khi đã hoàn tất thủ tục xin giấy phép cải tạo, vận chuyển đồ đạc, chuẩn bị vật tư xây dựng, chủ nhà sẽ tiến hành thi công cải tạo nhà. 

  • Bước 10: Nghiệm thu và bàn giao nhận nhà

Sau khi căn nhà cũ được cải tạo xong, chủ nhà sẽ tiến hành nghiệm thu và kiểm tra từng hạng mục cải tạo, bằng cách đo đạc, dùng thử và kiểm tra chất lượng,... Nếu không có sai sót, chủ nhà sẽ dọn đồ về ngôi nhà mới và nhận bàn giao nhà.


Một số kinh nghiệm cải tạo nhà

3. Một Số Kinh Nghiệm Cải Tạo Nhà

Một số kinh nghiệm cải tạo nhà cũ quan trọng mà chủ nhà nên biết:

  • Lên kế hoạch chi tiết để dự trù ngân sách chính xác: Chủ nhà cần lên kế hoạch chi tiết về các mục tiêu/thời gian cải tạo, kế hoạch vận chuyển đồ đạc, chỗ ở tạm thời,... từ đó, lập bảng dự trù ngân sách chính xác.
  • Kiểm tra kết cấu căn nhà: Đây là hạng mục quan trọng giúp chủ nhà và đơn vị thi công nắm rõ hiện trạng căn nhà để đưa ra các phương án phù hợp. Một số hạng mục cần kiểm tra như bản vẽ thiết kế cũ và lịch sử cải tạo nhà (nếu có); khả năng chịu lực của hệ thống móng - cột; hệ thống điện nước,...
  • Lựa chọn thiết kế phù hợp: Chủ nhà cần xác định rõ phong cách mà chủ nhà muốn thực hiện. Đó là phong cách hiện tại của căn nhà hay thay đổi sang phong cách mới. Với mỗi lựa chọn, chủ nhà sẽ có cách mua sắm nội thất và chuẩn bị khác nhau.
  • Trình tự thi công cải tạo nhà cũ: Chủ nhà nên tiến hành cải tạo lần lượt từ đường ống nước, dây điện, hệ thống sưởi cho đến phần mái nhà và cuối cùng mới tiến hành tu sửa nội thất, lát sàn, ốp tường và các công việc thẩm mỹ khác.
  • Tái sử dụng đồ nội thất còn tốt: Đây là lựa chọn hoàn hảo giúp chủ nhà tiết kiệm chi phí cải tạo. Chủ nhà có thể sơn hoặc dán giấy decal lên những đồ nội thất còn mới và sử dụng tốt, nhưng cần đảm bảo màu sắc của chúng phải phù hợp với phong cách thiết kế căn nhà.
  • Thường xuyên theo dõi tiến độ công trình: Việc làm này sẽ giúp gia chủ tránh được những thất thoát không đáng có như đơn vị thi công ăn gian nguyên vật liệu, thi công không sát với bản thiết kế, làm chậm tiến độ,...
  • Nên thuê đơn vị cải tạo: Với một số hạng mục đơn giản như xử lý chân tường bong tróc, sơn tường bạc màu, sơn chống ẩm,... chủ nhà có thể tự thực hiện. Tuy nhiên, với những hạng mục khó như làm mới không gian nội thất, tu sửa mặt tiền,... chủ nhà nên thuê đơn vị cải tạo.

4. Đơn Vị Cải Tạo Nhà Quảng Bình TIM HOME

Đơn Vị Cải Tạo Nhà Quảng Bình TIM HOME

Như vậy, bài viết trên của TIM HOME đã bài viết trên đã cung cấp cho chủ nhà chi tiết về các quy trình, phương án, kinh nghiệm, mẫu,... cải tạo nhà cũ. Nếu chủ nhà gặp bất cứ vấn đề nào trong quá trình lựa chọn đơn vị cải tạo nhà cũ, đừng chần chừ mà liên hệ ngay với TIM HOME. Đội ngũ chuyên viên của chúng tôi hân hạnh đồng hành cùng bạn kiến tạo ngôi nhà mơ ước với sự tận tâm và trách nhiệm cao nhất!

𝗧𝗜𝗠 𝗛𝗢𝗠𝗘 | 𝗔𝗥𝗖𝗛𝗜𝗧𝗘𝗖𝗧𝗨𝗥𝗘-𝗖𝗢𝗡𝗦𝗧𝗥𝗨𝗖𝗧𝗜𝗢𝗡-𝗜𝗡𝗧𝗘𝗥𝗜𝗢𝗥

  • Hotline: 0901 989 973 - 0779 233 888
  • Văn Phòng: Đ.Hùng Vương, Lương Yến, Lương Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình  
  • Nhà Xưởng: 37 QL1A, Lương Yến, Lương Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình 
  • Website: timhome.net